Kỹ thuật trồng cây hoa thược dược
Hoa thược dược có tên khoa học là Dahlia variablis Desf cùng họ với hoa cúc và hoa đồng tiền. Thược dược có nguồn gốc từ Mêhico nhập nội vào Tây Ban nha năm 1789 lan ra Châu Âu qua Pháp rồi vào Việt Nam. Tên địa phương gốc là Chichipathi hay Aeocothi. Trong tên khoa học, chứ Dahlia là lấy tên nhà thực vật học Thụy Điển Dahl để đặt cho nó. Cây Aeocothi không đẹp, qua gần 300 năm chọn lọc và bồi dục nó mới được như ngày nay.
Giống thược dược hiện có 5 nhóm:
- Thược dược xương rồng (Dahlia Caetus) cánh hoa nhọn và cuốn .
- Thược dược cánh dẹt.
- Thược dược lai Dahlia Hybisty
- Thược dược tổ ong (Dahlia Ponyron)
Thược dược ở Việt Nam có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn, còn chỉ có một vòng cánh, màu sắc đẹp nhưng từ lâu rất ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến... Hoa nở rực rỡ nhưng không có mùi thơm. Đặc điểm riêng biệt là lá mọc đối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, người không ăn được. Rễ lại ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, sâu, màu độ PH trung tính. Tuy vậy, có nhiều giống như đỏ cờ, nếu bón nhiều phân quá, cây béo mập sẽ cho hoa kém, giống màu cánh sen hoặc thiếu phân hoặc bón ít cũng không cho hoa và hay bị bệnh. Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, nên cần tỉ lệ N.P.K cân đối, rất ưa phân bắc, màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn.
Một số hình ảnh đẹp của hoa thược dược xương rồng:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét