Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Hướng dẫn trồng củ Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Năm nay cơn sốt Tiên Ông ào về như bão. Tuy nhiên để có một chậu hoa tiên ông đẹp như ý vẫn còn là một câu hỏi đối với người yêu hoa. Thế nhưng việc trồng hoa tiên ông thế nào, mua củ giống ở đâu, giữ giống ra sao cũng là một vấn đề xoay quanh việc tìm mua hoa về trồng chơi tết.
Khi lựa chọn củ nên chọn củ có vỏ bóng, rắn chắc và tươi màu. Không nên chọn các củ xốp và có mùi hôi. 


Củ Tiên Ông ( dạ lan hương) thích hợp với khí hậu lạnh, chất trồng cần thoát nước tốt. Củ giống sau khi ngủ đông khoảng 3-4 tuần thì trồng vào chất trồng thoáng xốp, nhiều dinh dưỡng và đủ ẩm, nên đặt vào chỗ mát hoặc tối. Sau khoảng3- 4 tuần thì mầm hoa bắt đầu nhú. Chuyển ngay chậu hoa ra nơi có ánh sáng và thoáng gió. 

Chờ thêm khoảng 4  tuần sau nữa là nụ hoa sẽ nhú và sau khoảng 2-3 tuần tiếp theo là hoa bắt đầu bung cánh . Tùy vào thời tiết ấm áp hay lạnh giá mà hoa sẽ nở liên tục, rực rỡ và thơm ngát trong vòng khoảng 3 tuần.
Khi hoa tàn, ngắt vòi hoa, không ngắt lá để khuyến khích dưỡng chất nuôi dưỡng củ. Trồng vào chất trồng nhiều dinh dưỡng, Khi thấy một mầm mới mọc ra nghĩa là việc giữ củ Tiên ông của bạn đã thành công. Tưới nước thường xuyên và bón phân định kỳ để giữ củ cho mùa sau.

Đối với vùng khí hậu mát mẻ thì chờ đến mùa thu khi tiết trời se lạnh có gió heo may, lá vàng úa thì ngừng tưới nước, để củ ngủ trong đất cho đến cuối thu lại đào lên và tiếp tục chu trình chọn củ giống.

Đối với các vùng nắng nóng như ở Hà Nội thì chỉ khoảng cuối tháng 3 đầu tháng tư lá đã bắt đầu vàng úa, Bạn hãy đào củ lên, phơi gió vài ngày cho bề mặt ngoài củ thật khô, gói vào giấy báo và cất trong ngăn rau tủ lạnh. 1-2 tháng sau có thể củ sẽ nhú lại mầm, hãy cứ giữ nguyên củ cho đến mùa Thu, tiết trời thật mát mẻ thì trồng lại xuống đất. Và như vậy là bạn đã giữ được củ cho mùa sau.


Chúc các bạn có những chậu hoa tiên ông xinh xắn cho mỗi dịp xuân về nhé!

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Hướng dẫn trồng xương rồng từ hạt

Bạn muốn có một chậu xương rồng đẹp do tự tay mình chăm sóc thì hãy cùng Shophatgiongbonmua xem qua bài viết hướng dần trồng xương rồng từ hạt này nhé:

I/ GIEO HẠT


1. Chọn hạt giống xương rồng. Xương rồng rất đa dạng, bạn có thể chọn từng loại riêng hoặc chọn gói hạt mix sẵn nhiều loại.


2. Nếu ko muốn mua hạt, bạn cũng có thể tự lấy hạt từ vỏ cây xương rồng khô (thường có nhiều màu). Cắt ngang thân cây để lấy hạt.


3. Dùng dao tách nhẹ hạt từ phần thân cây, nhặt hạt để chuẩn bị gieo.


4. Chuẩn bị gieo hạt. Dù hạt giống được mua hay thu gom từ thân cây cũ thì đất trồng cũng giống nhau. Bạn cần làm ẩm đất trước khi gieo, tuy tuyệt đối ko đc để đọng nước. Rải hạt đều trên mặt đất và chú ý phủ thêm 1 lớp đất mỏng lên trên nhé! Không phủ quá nhiều đất cây sẽ khó nảy mầm.


5. Phủ màng bọc thực phẩm lên trên (ko quá kín) và đưa ra nơi ấm áp, nhiều ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ lý tưởng là từ 21-24 độ C. Bạn có thể cho khay gieo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 4-5 tiếng/ngày.

II/ CHĂM SÓC

1. Hạt xương rồng thường nảy mầm và phát triển khá chậm (gần 1 tháng). Khi thấy 1 vài gai bé xíu tủa ra, bạn có thể tháo bỏ màng bọc thực phẩm cho cây sinh trưởng. Giai đoạn này bạn cần chú ý là khi bỏ màng bọc, hơi nước sẽ bay nhanh hơn, đất nhanh khô, bạn cần tưới nhiều hơn, nhưng không được để nước đọng, chỉ vừa đủ ẩm.


2. Bạn nên tách riêng từng cây con trồng theo chậu, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển nhanh hơn.


 3. Sau khi thay chậu hoặc tách cây con, bạn nên để cây vào nơi mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khoảng 2-3 tuần khi rễ cây bám chắc hơn, bạn có thể chuyển cây ra ánh nắng.


  4. Nhớ tưới nước thường xuyên cho cây. Xương rồng chậu không như xương rồng sa mạc, chúng cần nước để sinh trưởng và phát triển. 


Chúc các bạn có được một chậu xương rồng như ý muốn.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Cây bẫy kẹp

Đây là loại cây bắt mồi độc đáo với khả năng bắt mồi rõ nét nhất và cũng được phim ảnh "phóng đại" thuộc hàng nhiều nhất nhì trong giới cây bắt mồi. Chúng là cây bản địa ở Mỹ, sống tự nhiên ở những vùng đầm lầy ẩm ướt nghèo dinh dưỡng. Vì vậy húng đã tiến hóa theo hướng lấy nguồn dinh dưỡng từ con mồi. Khi những con côn trùng đậu vào bên trong những chiếc kẹp và chạm vào những chiếc lông trong cái kẹp thì kẹp sẽ lập tức đóng lại và giữ chặt con mồi bên trong. Sau đó dịch tiêu hóa sẽ làm nốt công việc còn lại. Vài ngày sau, chiếc kẹp sẽ tiếp tục mở ra để bắt đầu 1 chu trình mới.


Cây bẫy kẹp, hay cây bắt ruồi (tên tiếng Anh: Venus Flytrap) thực ra chỉ gồm 1 loài duy nhất trong chi Dionaea, khác với cây nắp ấm, gọng vó hay hố bẫy. Tuy nhiên, sự độc đáo và đặc biệt của loài cây này được rất nhiều người say mê và lai tạo ra rất nhiều giống với  hình dạng, màu sắc, kích thước hết sức đa dạng. Và để dễ dàng trong việc buôn bán, trao đổi, những cái tên thương mại bắt đầu xuất hiện với những cái tên hết sức hấp dẫn như Red Piranha (piranha là loài cá ăn thịt nổi tiếng vùng sông Amazon), Shark's Teeth (răng cá mập), Big Mouth (cái miệng lớn), B52.......


Ở Việt Nam khí hậu không thực sự thích hợp để trồng loài cây này, nhưng vì đam mê nên ngày càng có nhiều người sở hữu những cây bẫy kẹp. Có thể kể tên một số giống phổ biến ở Việt Nam như typical, red piranha, low giant, DC XL... Tuy vậy giá thành vẫn tương đối cao để có thể sở hữu 1 cây bắt mồi hết sức đặc biệt này.


Các bạn có thể tìm mua hạt giống bẫy kẹp tại Longthuygarden.com. Tại đây chúng tôi còn cung cấp nhiều hạt giống hoa ĐẸP - ĐỘC - LẠ khác, các bạn có thể ghé thăm để tham khảo và rinh cho mình các loại hạt giống yêu thích để cùng bắt đầu ươm mầm những mầm non mới nhé. Cảm giác được chăm sóc 1 cái gì đó từ lúc bé tới lúc trưởng thành sẽ rất thú vị đấy. Các bạn hãy thử trải nghiệm cảm giác này nhé ^^

Mọi chi tiết liên hệ 0962 066 136 - 0917 103 136 để được báo giá tốt nhất.


Hướng dẫn gieo hạt cây nắp ấm

Gieo hạt cây nắp ấm là một công việc khá thú vị nhưng đòi hỏi tính kiên nhẫn rất cao để có được thành quả xứng đáng. Với cây gieo hạt, bạn có thể thu nhận được nhiều giống (clone) đa dạng, phong phú và độc đáo.

Bước 1: Chuẩn bị chất trồng và chậu thích hợp

Chất trồng bạn có thể chọn dớn trắng, xơ dừa dừa cục, trộn 1 phần cát, đá perlite... Cây nắp ấm bạn trồng với chất trồng nào thì bạn hoàn toàn có thể gieo hạt bằng loại chất trồng đó. Tuy nhiên bạn cũng nên xử lí sơ qua với chất trồng để loại bỏ tạp chất và chất khoáng lẫn trong chất trồng. Bạn có thể ngâm, rửa qua vài lượt nước cho sạch.

Dớn để ươm hạt
Bước 2: Gieo hạt trên chất trồng
quả và hạt nắp ấm

Với hạt nắp ấm tương đối nhỏ bạn nên phun ẩm chất trồng để tạo độ ẩm, dính hạt tốt hơn và tránh hạt bị gió thổi bay. Nhẹ nhàng gieo hạt lên trên bề mặt chất trồng, tránh chôn hạt xuống phía dưới. Có thể dùng tay rải hạt hoặc dùng nhíp để gắp. Tưới phun sương 1 lần nước nữa để hạt dính vào chất trồng (không bắt buộc)

Gieo hạt nắp ấm lên giá thể đã chuẩn bị sẵn
Bước 3: Để chậu nơi thích hợp và chờ đợi

Chậu gieo hạt xong để nơi có độ ẩm cao, ánh sáng nhẹ, tránh ánh sáng gắt buổi trưa. Bạn có thể ngâm chậu trong nước (ngập 1/3 chậu) để tăng độ ẩm, có thể tưới phun sương. Tránh tưới nước mạnh và tránh nước mưa có thể làm trôi hạt hoặc bắn hạt ra khỏi chậu. Hạt sẽ nảy mầm từ 2 tuần đến 2 tháng tùy loại hạt giống, độ tươi của hạt và điều kiện môi trường xung quanh.

Hạt nắp ấm đã nảy mầm sau 1 thời gian chờ đợi
khay ươm hạt
Cây phát triển khá chậm. Ngoài ra, thời gian nảy mầm của hạt cũng không đồng đều, sẽ có những hạt nảy mầm trước và to hơn so với các hạt còn lại
Cây nắp ấm sau 10 tháng nảy mầm
Cây lớn bạn có thể từ từ tách riêng ra 1 chậu khác cho cây phát triển nhanh hơn
Cây nắp ấm 1 năm tuổi
Gieo hạt rất thú vị những cũng cần sự kiên trì. Ngoài ra phương pháp gieo hạt này có thể áp dụng cho các loại cây bắt mồi khác như gọng vó, bẫy kẹp, hố bẫy... Chúc các bạn thành công!


Thông tin liên hệ:

Hướng dẫn trồng hoa hướng dương từ hạt

Trước khi chuẩn bị cho việc gieo trồng hoa hướng dương chúng ta cần phải có hạt giống, chậu, giá thể trồng cây. Với các vật dụng và hạt giống hoa hướng dương phục vụ cho việc trồng cây các bạn có thể tìm mua tại longthuygarden.com. Mọi chi tiết liên hệ Hotline 0962 066 136


1.Mua hạt giống hoa Hướng dương


Có nhiều loại hoa hướng dương để bạn gieo trồng. Tuy nhiên, tùy nhu cầu sử dụng của mỗi người mà chúng ta có thể lựa chọn cho mình một loại hạt giống cho phù hợp, nếu như để trang trí cho không gian ngôi nhà thì bạn nên chọn loại hoa hướng dương lùn. Loại hoa này thích hợp trồng chậu đặt ban công hoặc bồn nhỏ, thuận tiện cho việc chăm sóc.



Hạt giống hoa hướng dương

2.Chuẩn bị chậu trồng


Chuẩn bị dụng cụ trồng

Bạn có thể mua chậu tại các cửa hàng chuyên bán hoặc sử dụng những vật dụng phù hợp với việc gieo trồng hoa hướng dương lùn. Chậu trồng phải đảm bảo thoát nước tốt và cao khoảng 30- 40 cm.

Cho giá thể trồng vào chậu

Đất trồng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, thoát nước tốt. Bạn có thể  lót 1 lớp sỏi dưới đấy chậu trước khi đổ đất vào để đảm bảo việc thoát nước cho đất.

3.Gieo trồng


Gieo hạt lên giá thể sâu khoảng 0,2-0,5cm

Tùy thuộc vào bán kính của chậu mà bạn nên quyết định gieo bao nhiêu hạt trong một chậu.
Tưới nước giữ ẩm cho cây con
Thường xuyên tưới nước để đảm bảo đủ độ ẩm cho đất cho đến khi hạt nảy mầm

Chăm sóc

Hạt nảy mầm sau 3-8 ngày

Hạt giống hoa hướng dương lùn sẽ nảy mầm sau 3- 8 ngày

Tưới nước giữ ẩm cho cây hàng ngày

Bạn nên loại bỏ những cây yếu và sâu bệnh ra khỏi chậu trồng hoặc tỉa bớt những cây khỏe mạnh sang chậu khác để cây giống có đủ không gian phát triển. Thường xuyên tưới nước cho đến khi cây cao khoảng 30cm.


Đặt chậu hoa hướng dương ở nơi có nhiều ánh sáng, tránh ánh nắng trực tiếp gây hại cho cây.


Thường xuyên tưới nước cho đến khi cây ra nụ hoa.


Bón phân để cây phát triển và cho hoa nhanh hơn.


Cây vẫn tiếp tục ra nụ hoa nên bạn chú ý đến việc tưới nước, chăm sóc 


Khi cây đã cho hoa rực rỡ, bạn có thể đặt chậu hoa nơi đủ ánh nắng để trang trí cho không gian nhà mình.
 Chúc các bạn thành công!

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng có sắc màu đẹp, có hương thơm ngọt ngào và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, nếu bạn nào đã trồng thử hạt giống hoa cẩm chướng chăm sóc nó sẽ thấy được hết những vẻ đẹp của nó. Cẩm chướng kết hợp màu sắc một cách nhẹ nhàng đầy tinh tế. Hoa cẩm chướng thân ngắn thích hợp trồng ở các chậu để ban công hay bàn làm việc.. tuy nhiên để có được những bông cẩm chướng đẹp rực rỡ nhất, người trồng hoa cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trồng hoa.



Hướng dẫn trồng hoa cẩm chướng:
Gieo hạt:

Hoa cẩm chướng trồng được nhiều trên nền đất khác nhau nhưng để chúng phát triển tốt nhất các bạn nên gieo hạt giống hoa cẩm chướng ở nơi cao ráo đất thịt, nhẹ, tơi xốp, có nhiều chất dinh dưỡng.
Chọn đất sạch không nấm bệnh, sau khi gieo hạt phủ một lớp đất nhẹ lên trên, sử dụng bình phun nước chế độ phun sương cho chậu hoa.
Các điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp cho hoa cẩm chướng là 18 độ C – 20 độ C, trong trường hợp nhiệt độ hài hoà như trên rất thích hợp cho việc tăng trưởng hoa cẩm chướng. Nhiệt độ ban đêm rất quan trọng đối với chất lượng hoa.
Độ ẩm:
Độ ẩm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý cây trồng và sự thoát hơi nước của bộ lá. Độ ẩm không khí thấp làm cho cây mất nước nhanh, ngược lại, độ ẩm không khí quá cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển làm cho sản phẩm hoa không đạt yêu cầu về mặt chất lượng. Độ ẩm thích hợp cho cây hoa cẩm chướng là khoảng 60% – 70%.
Ánh sáng:
Ánh sáng là nguồn năng lượng giúp cây hoa chuyển hóa dinh dưỡng, tạo nên những bộ phận dự trữ trong cây. Đối với cây hoa, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng (trong ngày) ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và ra hoa, cường độ ánh sáng thấp hay quá cao đều gây tác động xấu đến quá trình quang hợp. Cẩm chướng là loài ưa sáng, cường độ thấp nhất là 2,15×104 Lux, cho nên phải đủ ánh sáng mới sinh trưởng tốt.
Người trồng hoa cần nắm vững kỹ thuật trồng hoa để có được những bông cẩm chướng khỏe .
Chọn và làm đất
Hoa cẩm chướng có thể trồng thành công trên bất cứ loại đất nào nếu thoát nước được và trong các điều kiện vật lý tốt. Cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, đất thoát khí, giữ ẩm tốt, sau cơn mưa phải đạt yêu cầu là nước rút nhanh, trời nắng hạn đất không chóng khô. Độ chua đất thích hợp là 6 – 7, thích hợp trồng ở những nơi dãi nắng, mát, độ ẩm 60 – 70%.Vì vậy khi chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn luống cao tránh nắng, luống rộng 1,2 – 1,5m, cao 20 – 25cm. Đất phải làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống phẳng, thông thường luống rộng 80cm, mặt luống 60cm, nên đào đất sâu khoảng (80-100cm) đất phải xử lý Foocmalin (hay Fooc mol) 40%; pha 5 cc foocmalin 40% vào 3 – 5 lít nước phun ướt đất, đậy nilon ủ 7 – 10 ngày.
Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành
Chồi làm giống không quá già cũng không quá non, dài 8-10cm sau khi cắt tỉa, được xử lý thuốc kích thích ra rễ ( NAA, IBA, IAA với nồng độ 1000ppm ngâm từ 3-5 giây) hoặc được chấm vào thốc kích thích dạng bột như: Rootone…
Sau khi xử lý, chồi được cắm vào giá thể với mật độ 2,5 x 2,5cm (hoặc 3x3cm). Che mát và giữ ẩm ổn định bằng cách phun sương 2-3 lần/ ngày. Có thể giâm hom vào trong vĩ xốp, giữ nơi râm mát và giữ ẩm thường xuyên ở 85%, nhiệt độ vườn ươm lý tưởng nhất là 20 – 400C. Giá thể giâm hom tùy theo từng khu vực có thể sử dụng đất mùn, mụn sơ dừa đã xử lý…
Người trồng hoa nên thực hiện đúng từng bước trong quy trình kỹ thuật trồng hoa.
Cành giâm sau 25- 35 ngày có thể nhổ đem trồng. Chọn những cây có bộ rễ tốt dài từ 2-3cm để trồng là tốt nhất, không nên để cành giâm ra rễ quá dài và không nên trồng những cây có bộ rễ quá yếu sẽ làm chết cây con, khi đem trồng cây con sẽ lâu hồi phục.
Tưới nước cho ẩm đều với ẩm độ đạt khoảng 85%, trồng cây với mật độ 20-25 cây/m2. Trồng theo quy cách 4 hàng trên luống, khoảng cách hàng cách hàng là 20cm, cây cách cây là 16cm, hàng ngoài trồng dày, các hàng trong trồng dzích dzắc. Nên trồng cạn với bầu cây nổi lên mặt đất 1/3, không để vùi lấp cổ rễ vì quá sâu cây khó phát triển và dễ bị nấm lở cổ rễ làm chết cây con.
Cách tưới nước sau khi trồng
Cây con sau khi trồng phải tưới nước để bộ rễ và đất tiếp xúc, nâng cao tỉ lệ sống nhưng đất quá ẩm dễ làm cho cây thối, nhiệt độ cao cũng vậy. Thông thường khi nhiệt độ 15 độ C, cây sinh trưởng nhanh không lo bệnh thối rễ, nên tăng lượng nước, tuy nhiên vào mùa đông nhiệt độ ban đêm và ban ngày sai lệch nha nên cần khống chế lượng nước tưới và nên tưới vào buổi trưa. Mùa hè nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Cách Bẻ ngọn và tỉa nụ cũng là những bước quan trọng bên cạnh kỹ thuật trồng hoa
Cách Bẻ ngọn
Bẻ ngọn giúp cho các mầm hai bên phát triển và cho ra cành đồng đều. Cây con được 4 tuần thì bẻ ngọn lần 1, giữ lại 5-6 cặp lá (tùy theo giống). Nên tưới đẫm trước khi bẻ ngọn để ngọn giòn dễ bẻ, không làm thân cây bầm dập, sau khi bẻ ngọn 2 ngày mới tưới nước trở lại để vết thương khô mặt, hạn chế nhiễm nấm khuẩn. Tiếp tục bẻ ngọn lần 2 ở tuần thứ 8-9 đối với 1-2 ngọn lớn nhất, chỉ để lại 2 cặp lá. Số ngọn còn lại là khoảng từ 4-5 ngọn.
Cách tỉa nụ
Cẩm chướng đơn cần tỉa bỏ những nụ hoa phụ. Từ những cây hoa cẩm chướng tiêu chuẩn, nên ngắt bỏ những nụ bên để nụ hoa chính có cơ hội phát triển.Đối với cẩm chướng chùm (cẩm chướng nhỏ) cần tỉa bỏ nụ chính (chồi cuối cùng ở giữa), để lại những nụ phụ. Việc tỉa chồi và sửa cây vào ô lưới phải được thực hiện thường xuyên.